Nhập khẩu than của Trung Quốc bằng đường biển giảm trong tháng 10/2019

Nhập khẩu than của Trung Quốc bằng đường biển giảm trong tháng 10/2019

Nhập khẩu than của Trung Quốc bằng đường biển giảm trong tháng 10/2019

Nhapkhautrungquoc – Nhập khẩu than bằng đường biển của Trung Quốc giảm 19% trong tháng 10/2019 so với tháng liền trước, nhưng quốc gia nhập khẩu than lớn nhất vẫn theo xu hướng tăng trưởng không mong muốn hàng năm.

Nhập khẩu than của Trung Quốc bằng đường biển giảm trong tháng 10/2019
Nhập khẩu than của Trung Quốc bằng đường biển giảm trong tháng 10/2019

Nhập khẩu than bằng đường biển đạt 19,9 triệu tấn trong tháng 10/2019, theo số liệu của Refinitiv, giảm so với 24,5 triệu tấn trong tháng 9/2019 – tháng nhập khẩu bằng đường biển thấp nhất kể từ tháng 2/2019.
Điều đó chỉ ra mục tiêu hạn chế nhập khẩu năm 2019 ở mức như năm 2018 của Bắc Kinh đang có một số ảnh hưởng. Nhưng ngay cả nhập khẩu trong tháng 10/2019 sụt giảm, Trung Quốc cũng theo xu hướng vượt tổng nhập khẩu 281,2 triệu tấn trong năm 2018.
Số liệu chính thức của hải quan cho thấy nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm nay ở mức 250,6 triệu tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Ngoài nhập khẩu 19,9 triệu tấn bằng đường biển trong tháng 10/2019, cộng với khoảng 7 triệu tấn qua đường bộ từ Mông Cổ và Nga, có thể đưa nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm nay đạt tổng cộng 277 triệu tấn.
Thậm chí nếu nhập khẩu tháng 11 và tháng 12/2019 bị hạn chế nghiêm ngặt, tổng lượng nhập khẩu năm 2019 sẽ vượt 300 triệu tấn. Nhập khẩu có thể tiếp cận mức kỷ lục 327,2 triệu tấn từ năm 2013.
Sự gia tăng nhập khẩu đi kèm với sản lượng trong nước ngày càng tăng, với sản lượng đạt tổng cộng 2,74 tỷ tấn trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 4,5% so với cùng kỳ một năm trước.
Số liệu nhập khẩu than và sản lượng trong nước mạnh chỉ ra mức độ khó khăn cho nền kinh tế Trung Quốc tự dứt bỏ nhiên liệu này.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có một số thành công trong việc giảm tỷ trọng than trong ngành năng lượng, giảm xuống 59% trong năm ngoái từ 68% trong năm 2012, phần lớn do chuyển hệ thống sưởi trong cư dân sang khí tự nhiên và tăng cường cả nhiên liệu tái tạo và thủy điện.
Nhưng dựa vào tổng gia tăng trong nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, tiêu thụ than vẫn gia tăng, ngay cả khi tỷ trọng sụt giảm.
Tuy nhiên, Trung Quốc có hơn 200 GW điện từ đốt than và đã phê duyệt các mỏ mới với công suất 196 triệu tấn riêng trong 9 tháng đầu năm nay.
Căn cứ vào than cung cấp cho các nhà máy điện và nhà máy thép, rất khó cho các nhà sản xuất địa phương phục vụ, nhập khẩu dự kiến vẫn mạnh, bất chấp sản lượng trong nước tăng.
Trong nhập khẩu than bằng đường biển tháng 10/2019, phần lớn sự sụt giảm là Australia, nơi cung cấp than cốc cho các nhà máy luyện thép và than nhiệt loại cao cấp.
Nhập khẩu của Trung Quốc từ Australia đã giảm xuống 6,3 triệu tấn trong tháng 10/2019 từ 8,3 triệu tấn trong tháng 9 và 10,1 triệu tấn trong tháng 8/2019, theo số liệu của Refinitiv.
Sự sụt giảm này có thể tập trung vào than cốc, do hạn chế ô nhiễm trong mùa đông sẽ giảm nhu cầu từ các nhà máy thép ở các tỉnh trung tâm, gồm các nhà máy tại khu vực than ở đông bắc.
Ngược lại, nhập khẩu than của Trung Quốc từ Indonesia tốt hơn trong tháng 10/2019, ở mức 10,4 triệu tấn, giảm nhẹ từ 11,1 triệu tấn trong tháng 9 và 12,5 triệu tấn trong tháng 8/2019.
Phần lớn than nhập khẩu từ Indonesia được sử dụng tại các nhà máy điện đông nam là nhiên liệu pha trộn với than trong nước, nghĩa là nhu cầu nhiên liệu từ quốc gia đông nam á này có xu hướng linh hoạt hơn.
Tổng thể, Bắc Kinh sẽ phải thực hiện nhiều hơn là chỉ thuyết phục, nếu họ nghiêm túc muốn hạn chế than nhập khẩu hàng năm.

Nguồn: VITIC/Reuters

Rate this post